Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Đằng sau sự gia tăng số ca mắc Covid-19 không rõ nguồn lây ở Singapore
Sự gia tăng số ca mắc không rõ nguồn lây ở Singapore có thể là do các vấn đề hậu cần như nỗ lực cần theo dõi tiếp xúc khi số ca mắc tăng cao, hoặc có thể là dấu hiệu cho thấy virus hiện đã trở nên dễ lây lan hơn.

Theo dữ liệu mới cập nhật từ Bộ Y tế Singapore ngày 27/7, đã có 136 ca mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó có 55 ca không rõ nguồn lây. Tổng số ca không rõ nguồn lây ở Singapore hiện đã tăng lên 182 trường hợp trong tuần qua so với con số 46 ca một tuần trước đó.

Trong khi nhiều ca mắc ban đầu không rõ nguồn lây nhưng sau đó đã tìm được nguồn lây thì "chúng tôi dự đoán rằng sẽ có nhiều ca không rõ nguồn lây hơn vì một vài lý do", Giáo sư Dale Fisher, cố vấn cấp cao của Khoa Bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Đại học Quốc gia cho hay.

Giáo sư Fisher, người cũng là chủ tịch Mạng lưới Cảnh báo và Đáp ứng Dịch bệnh toàn cầu của WHO cho rằng, một nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tổng số ca mắc là do việc theo dõi tiếp xúc đang diễn ra "chậm hơn".

Tổng số ca mắc Covid-19 ở Singapore đã tăng 50% trong tuần qua so với tuần trước đó. Với 902 ca có liên hệ, Cảng cá Jurong hiện là ổ dịch lớn nhất quốc gia này.

Giáo sư Fisher cho biết, một nguyên nhân khác dẫn đến sự gia tăng số ca mắc là do có "nhiều virus ở xung quanh hơn".

"Điều đó tức là sẽ có nhiều bề mặt bị nhiễm bẩn hơn và vì thế sẽ có sự tiếp xúc gián tiếp giữa mọi người".

Chuyên gia này cũng nhận định, một số người vẫn có khả năng lây lan virus cho dù họ ở tình trạng tiền triệu chứng hay chỉ có những triệu chứng rất nhẹ.

Những ca không rõ nguồn lây là những ca mà không rõ bệnh nhân đã lây bệnh ở đâu và như thế nào, Giáo sư Fisher cho hay.

"Đó có thể là một người không tới bất kỳ địa điểm nào có liên quan đến các chùm ca nhiễm cũng như không sống cùng với ca mắc Covid-19 nhưng khi xét nghiệm thì họ lại có những triệu chứng nhẹ. Rõ ràng, họ đã lây nhiễm virus từ ai đó nhưng chúng ta không thể xác định được sự liên hệ này".

Chủ tịch Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm và Vi sinh học châu Á - Thái Bình Dương, Giáo sư Paul Tambyah cho rằng số lượng các ca không rõ nguồn lây này là một "mối lo ngại" bởi nó phản ánh sự xuất hiện của những chùm ca mắc mới. Tuy nhiên, đó cũng có thể là do thách thức của việc xác định nguồn lây nhiễm khi số ca mắc hàng ngày tăng cao.

"Điều đó tức là có quá nhiều ca mắc hàng ngày tới nỗi đội ngũ truy vết khó có thể nhanh chóng tìm ra sự liên hệ giữa các ca", chuyên gia này đánh giá.

Giáo sư Tambyah cho rằng có những thách thức trong việc kiểm soát tình hình bởi trong số những chùm ca nhiễm lớn sẽ luôn có một số lượng lớn những người khó có thể truy vết họ.

"Như vậy, những hướng tiếp cận mới cần được cân nhắc để đảm bảo những người này sẽ không tạo ra những chùm ca nhiễm mới tại các địa phương khác".

Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết, chùm ca nhiễm liên quan đến các quán karaoke KTV bùng phát hôm 12/7 đã "được kiểm soát" khi số ca mắc hàng ngày có liên hệ đến nó đều ở mức thấp.

Giáo sư Tambyah cũng khẳng định, tình hình hiện nay đã khác so với năm ngoái bởi "chúng ta có những vaccine hiệu quả và điều đó tức là nguy cơ xuất hiện những ca bệnh nặng và ca tử vong cũng sẽ giảm đáng kể".

"Cuối cùng, cùng với nhiều quốc gia, chúng ta phải nhận ra rằng virus này sẽ trở thành một loại bệnh đặc hữu, giống như tất cả đại dịch khác trong lịch sử. Trọng tâm sau đó nên là bảo vệ những người dễ tổn thương và duy trì khả năng của hệ thống y tế thay vì cố gắng hướng tới mục tiêu không Covid, về mặt thực tế vốn không thể thực hiện nếu không trả một cái giá đắt về kinh tế, sức khỏe tinh thần và tác động nghiêm trọng đến phần còn lại của hệ thống y tế"./.
DanQuyen.com (Theo vov.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Rủi ro xuất hiện huyết khối chỉ xảy ra sau mũi tiêm đầu AstraZeneca (28-07-2021)
    Đức hoàn thành tiêm chủng cho trên 50% dân số (28-07-2021)
    Ba 'hòn đá tảng' trong cuộc chiến chống Covid-19 (27-07-2021)
    VN ký kết 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 (27-07-2021)
    Chuyên gia Mỹ cảnh báo người chưa tiêm vaccine COVID-19 (26-07-2021)
    Khẩu trang là 'tầng bảo vệ bổ sung cần thiết' cho người tiêm đủ liều (26-07-2021)
    Tiêm lần lượt vaccine của AstraZeneca và Pfizer nâng cao kháng thể (26-07-2021)
    Dịch COVID-19: Chuyên gia Mỹ đề xuất tiêm liều vaccine tăng cường (26-07-2021)
    Thuốc nào được khuyến cáo sử dụng điều trị Covid-19? (26-07-2021)
    Một cuộc cách mạng y tế sắp nổ ra? (24-07-2021)
    Cảnh báo đáng sợ: Sắp có biến thể Covid-19 mới? (23-07-2021)
    Vaccine giúp ngăn ngừa 91% số ca biến chứng nặng tại Israel (23-07-2021)
    Trung Quốc sắp xét nghiệm mẫu máu ở Vũ Hán trước dịch Covid-19 (23-07-2021)
    Hơn 100 quốc gia đã sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc (22-07-2021)
    Covid-19: 5 sự thật nên biết về 'sát thủ Delta' để chủ động phòng ngừa (22-07-2021)
    WHO cảnh báo khả năng xuất hiện nhiều biến thể COVID-19 nguy hiểm hơn Delta (21-07-2021)
    Cuba hé lộ: Thế lực thù địch muốn ngăn Cuba phát triển vaccine Covid-19 hiệu quả (21-07-2021)
    Việt Nam ghép tế bào gốc điều trị thành công cho bệnh nhân bị nhược cơ (21-07-2021)
    WHO: Sẽ kiểm soát được Covid-19 vào năm tới 'nếu may mắn' (20-07-2021)
    Những loại thuốc bệnh nhân Covid-19 không nên tự ý sử dụng (20-07-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153090798.